Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 4, 01/05/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Giáo dục: Thực trạng và kiến nghị 

Cần thiết phải thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo để phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành một cách căn cơ và bền vững.

 

 
Ảnh: Hoàng Long
Trình độ tú tài đáng lo ngại

 
Hạn chế, bất cập của nền giáo dục hiện nay là chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao, nên  đầu vào của các trường ĐH và CĐ chưa tương xứng yêu cầu. Trong khi các ngành khoa học cơ  bản là xương sống của nền khoa học nước nhà  thì số thí sinh thi vào các ngành khoa học cơ  bản ngày càng ít, chất lượng ngày càng thấp. Đặc biệt với các ngành khoa học xã hội, kết quả hàng ngàn bài thi môn Lịch sử bị điểm 0 cho thấy một thực trạng hết sức đáng lo ngại về trình độ tú tài của học sinh ta hiện nay.

 
Chưa nói đến những yêu cầu cao siêu, chỉ xem một bức thư xin nghỉ học của một học sinh lớp 10, tuy chỉ có mươi dòng nhưng ngoài việc chữ  rất xấu, viết hoa tùy tiện, còn thật đáng xấu hổ khi mắc những lỗi chính tả mà có lẽ học sinh tiểu học cũng không thể mắc phải (như viết ngỉ học, hôm lay, đơn lày, chong lúc, có ngịch, xa xút, em ngĩ, học xinh, nhà chường, cho lên, phụ hunh...).

 
Anh Jeffrey Thái, một Việt kiều ở Mỹ đã viết trên blog của mình: Tôi sống xa xứ đã lâu, gần hai thập kỷ, đã có một khoảng thời gian rất dài không có điều kiện để đọc chữ Việt, cho mãi đến khi chúng xuất hiện trên mạng Internet những năm gần đây.  Khi đọc lại tiếng Việt của ngày hôm nay, tôi đã "choáng váng” nhận ra rằng nó xuống cấp nghiêm trọng, cụ thể nhất ở khâu chính tả và diễn đạt... Tôi vẫn còn nhớ vào những ngày còn đi học ở VN, tôi luôn được dạy để nhớ rằng:  Việc viết sai chính tả là một điều cực kỳ đáng xấu hổ.  Thế mà, giờ đây dường như mọi người "thoải mái” viết sai chính tả một cách rất... vô tư.

 
Lại nói về phong trào "Hai không” được phát động rầm rộ cách đây không lâu. Khi ấy có trường với tỷ lệ tốt nghiệp là 0%, nhưng chính ngôi trường ấy năm vừa qua lại đỗ tốt nghiệp tới 100%. Tôi hỏi một cháu ở Hà Tây cũ về kỳ thi vừa qua. Cháu nói thày cô cho mang phao thoải mái vào phòng thi, chỉ cấm mang sách giáo khoa thôi. Vậy thì đâu chỉ có một Đồi Ngô ở Bắc Giang mà có cả Rừng Ngô trong cả nước. 

 
Bất cập rất lớn là chương trình và sách giáo khoa

 
Xã hội đã có những thay đổi về cơ chế hoạt động, về hệ thống giá trị và về nhu cầu cuộc sống. Tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và tâm lý xã hội đã có những đổi thay, điều kiện hoạt động của xã hội và của từng gia đình thay đổi, khoa học kỹ thuật  phát triển, công nghệ thông tin được sử dụng rộng khắp trong từng lĩnh vực cuộc sống con người… Chúng ta không thể tiếp tục sử dụng nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý, phương thức đánh giá của nhà trường theo quan niệm giáo dục và hệ thống chuẩn mực của những năm trước.

 
Theo TS Huỳnh Công Minh thì thực tế cuộc sống đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, đồng thời và đồng bộ trên tất cả các yếu tố cấu thành của hoạt động giáo dục từ mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức đánh giá.

 
Tôi muốn dẫn chứng về một chuyên ngành mà tôi am hiểu. Đấy là chương trình và sách giáo khoa Sinh học ở bậc phổ thông: Bộ sách giáo khoa Sinh học là cố gắng rất lớn của nhiều tác giả, nhưng rất tiếc là chương trình lại không hợp lý. Có thể thấy trong cuốn Sinh học chương trình phổ thông có quá nhiều nội dung, quá nhiều chi tiết không cần thiết trong khi số giờ lại quá ít. Tôi đã thử hỏi nhiều em đang học cấp III và thấy các em hiểu biết rất mù mờ và hầu như chả mấy em thích thú. Em nào định thi vào Sinh, vào Y, vào Dược thì đi tìm sách ĐH để đọc thêm, vì phải cạnh tranh rất cao, trong khi sách phổ thông quá sơ lược, (nhiều vấn đề nhưng dàn trải, vấn đề nào cũng rất "nông”).

 
Tôi thấy cần tham khảo chương trình các nước. Tôi chú ý đến chương trình của hai nước: Pháp và Nepal. Pháp là một nước khoa học phát triển nhưng học sinh phổ thông không học Sinh học mà chỉ học môn Khoa học về sự sống và về Trái đất. Đó là cách dạy tích hợp những kiến thức về sự sống và về Trái đất nói chung. Về sự sống, học sinh sẽ hiểu khá sâu về tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, di truyền, tiến hóa... của thế giới sinh vật, chứ không học sâu về bất kỳ nhóm sinh vật nào. Nhờ có thời gian nên có thể hiểu rất sâu cả những tiến bộ mới mẻ về di truyền, thậm chí về cả sinh học phân tử và công nghệ sinh học. Còn ở Nepal, một nước rất nghèo, họ lại coi kiến thức phổ thông hết lớp 10 là đủ rồi, (thế hệ chúng tôi học hết phổ thông có 9 năm thôi). Họ dành hai lớp 11 và 12 để phân ban sâu.

 
Các nước Anh, Pháp, Australia... đều dạy môn Sinh học theo phương pháp tích hợp. Trước đây, ta đã mời chuyên gia Australia sang giúp xây dựng một chương trình sinh học theo hướng tích hợp. Không hiểu vì sao lại không được sử dụng! Tôi thấy cần sớm thay đổi chương trình Sinh học ở bậc phổ thông để không chênh lệch nhiều với các nước khác trên thế giới. Kiên quyết dạy theo phương pháp tích hợp. Không đi sâu vào từng nhóm sinh vật và càng không học phân loại (vừa khó nhớ lại vừa không cần thiết). Dạy sao cho học sinh có được hiểu biết chung về sự sống, kể cả những khám phá mới nhất về sự sống (tất nhiên bằng những khái niệm dễ hiểu và dễ nhớ). 

 
Bội thực Viện nghiên cứu

 
Năm học 2009-2010 cả nước có tới 149 trường ĐH và 227 trường CĐ, thu hút tới 1,93 triệu sinh viên. Không hiểu nổi trong 376 ngôi trường này có bao nhiêu phòng thí nghiệm, bao nhiêu xưởng thực hành? Cũng không hiểu trong số 70. 558 giảng viên đang giảng dạy tại các trường này có bao nhiêu người có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Kiểu "Cơm chấm cơm” và học chay rất phổ biến này làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Rất nhiều trường mở Khoa Môi trường nhưng không một sinh viên nào về nơi công tác đủ khả năng thiết kế một công trình xử lý rác, xử lý nước thải, vậy thì biết làm gì khi các Sở Tài nguyên - Môi trường không còn biên chế để nhận thêm cán bộ. hàng loạt sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp đã thất nghiệp vì không đủ tiền chạy chỗ vào công sở, hoặc không đủ khả năng để nhận việc ở các công ty, xí nghiệp tư nhân.

 
Trong khi các trường ĐH thiếu điều kiện nghiên cứu cho cả thày lẫn trò thì Nhà nước lại cho thành lập hàng loạt các Viện, các Trung tâm nghiên cứu bên ngoài ĐH. Không kể các nước phát triển như ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc..., mà ngay các nước châu Á như Thái lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Malaysia...cũng chẳng có ai làm như vậy. Tại sao không đưa Viện Toán về Khoa Toán ĐH Quốc gia, nay lại thêm một Viện Toán cao cấp để GS.Ngô Bảo Châu xuân thu nhị kỳ đưa chuyên gia về giảng dạy, (chả nhẽ mong có thêm một giải Fields nữa hay sao?).
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng
PCN Hội đồng Tư vấn KH&GD
(UBTƯMTTQVN)

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển